Đình Bình Thủy

638 reviews

46/11A Lê Hồng Phong, Bình Thuỷ, Bình Thủy, Cần Thơ, Vietnam

+842923841063

About

Đình Bình Thủy is a Tourist attraction located at 46/11A Lê Hồng Phong, Bình Thuỷ, Bình Thủy, Cần Thơ, Vietnam. It has received 638 reviews with an average rating of 4.4 stars.

Photos

Hours

MondayOpen 24 hours
TuesdayOpen 24 hours
WednesdayOpen 24 hours
ThursdayOpen 24 hours
FridayOpen 24 hours
SaturdayOpen 24 hours
SundayOpen 24 hours

F.A.Q

Frequently Asked Questions

  • The address of Đình Bình Thủy: 46/11A Lê Hồng Phong, Bình Thuỷ, Bình Thủy, Cần Thơ, Vietnam

  • Đình Bình Thủy has 4.4 stars from 638 reviews

  • Tourist attraction

  • "Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ"

    "Rất đẹp về kiến trúc Tôi đã đến đây nhiều lần Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m²"

    "Binh Thuy temple was built in 1844 to worship the tutelary of Binh Hung village"

    "Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ"

    "Tọa lạc tại số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy là một trong hơn 70 căn nhà cổ thuộc tỉnh Cần Thơ, nơi vẫn luôn được xưng tụng là “vùng đất Tây Đô”, được xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương"

Reviews

  • Hoa Thai

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam bộ. Đình được dựng vào năm Giáp Thìn (1844), lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy". Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy. Đến đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1908), làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền (do rạch Bình Thủy có hình tựa con Rồng nằm), nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu. Đến năm 1979, xã Long Tuyền được chia làm 3 đơn vị hành chính là: phường Bình Thủy, phường An Thới và xã Long Tuyền, và đình nằm trong phạm vi phường Bình Thủy. Cho nên đình thần Long Tuyền hay đình Long Tuyền lại quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy, và tên này tồn tại cho đến ngày nay. Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội. Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước. Lịch sử xây dựng đình Lần đầu tiên (năm 1844) Vào năm Giáp Thìn (1844), do nạn bão và lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét. Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn càng lúc càng đông và lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành Lần thứ hai (năm 1853) Thời vua Tự Đức năm thứ 5 (1852) quan Khâm sai đại thần là Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi thuyền gần đến Cồn Linh nơi đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trận cuồng phong lớn, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ. Khi đó quan đại thần bèn ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào vàm rạch Bình Thủy và được an toàn vô sự. Qua sự kiện này, quan bèn mở tiệc vui chơi ba ngày cùng dân làng. Nhân sự kiện này ông đổi lại tên cồn này là Bình Thủy. Khi trở về triều, quan đại thần tâu cùng vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy. Sau đó, vua hạ chỉ phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 (năm Nhâm Tý). Lần thứ ba (năm 1909) Lần này, Đình Bình Thủy được xây lại mới hoàn toàn. Nguyên vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha, ông La Xuân Thanh, nghiệp chủ giúp đỡ tiền và chỉ huy xây dựng. Chẳng may quan tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 ông cả Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ đồng tán thành ý kiến xây dựng lại ngôi đình lần thứ ba cũng tại chỗ cũ (vàm Bình Thủy) với số tiền chung là 5.823 đồng Đông Dương. Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 đến 1910 thì hoàn thành. Công việc xây dựng được tiến hành tốt đẹp với sự thiết kế của ông Huỳnh Trung Trinh. Đình Bình Thủy (đường Lê Hồng Phong (ngay chân cầu Bình Thủy), P. Bình Thủy, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ) - Hình ảnh : Võ Thành Danh... - Thông tin : sưu tầm

  • Lê Nguyễn Long

Rất đẹp về kiến trúc Tôi đã đến đây nhiều lần Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc. Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên". Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế. Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội. Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước. Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Tuy được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng kiến trúc của đình còn giữ được nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống của dân tộc. Đình còn giữ được những mảng chạm, những họa tiết trang trí gần gũi với nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi đây hết sức tinh tế và sinh động. Tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung. Cùng với những sinh hoạt văn hóa khác, đình Bình Thủy đã tạo nên một bản sắc riêng của ngôi đình làng ở một vùng đất mới khai phá năm xưa. Nay đình Bình Thủy vẫn được giữ gìn, trùng tu và bảo vệ tốt.

  • Anji Feldspar

Binh Thuy temple was built in 1844 to worship the tutelary of Binh Hung village. According to legend, in 1852, the province chief mandarin Huynh Man Dat suddenly caught a squall on his inspection across Hau river. His boat was safely hidden in Binh Hung canal. After that, he named the village Binh Thuy. When coming back to the court, he submitted a memorial to King Tu Duc and the village paid honour to the king by calling him “Bổn Cảnh Thành Hoàng” (tutelary god of the charming village) and wanted to rebuild the pagoda. Annually, the temple has two main festivals: Thượng Điền and Hạ Điền (sacrifice-dedicated ceremonies to the God of earth at the beginning of farm work) in the fourth month and the twelfth month in lunar year. This place was recognized as national architectural art relic in 1989. Đình được dựng vào năm Giáp Thìn (1844), lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy". Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy. Đến đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1908), làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền (do rạch Bình Thủy có hình tựa con rồng nằm), nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu. Đến năm 1979, xã Long Tuyền được chia làm 3 đơn vị hành chính là: phường Bình Thủy, phường An Thới và xã Long Tuyền, và đình nằm trong phạm vi phường Bình Thủy. Cho nên đình thần Long Tuyền hay đình Long Tuyền lại quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy, và tên này tồn tại cho đến ngày nay.

  • Lắng Nguyễn Thành

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ Thượng điền, Hạ điền rất đông vui. Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh… được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang). Hội đình Bình Thủy là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây. Lễ Thượng điền - Cúng Bổn Cảnh Thành Hoàng (hay còn gọi là Thành hoàng làng là thổ thần canh giữ đất) sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền trang trí lộng lẫy, hát bội ba đêm liền: từ ngày 12 đến ngày 14/4 âm lịchhàng năm. Lễ Hạ điền: thì tổ chức các ngày vào ngày 14, 15 tháng chạp.

  • Nghia Mai

Tọa lạc tại số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy là một trong hơn 70 căn nhà cổ thuộc tỉnh Cần Thơ, nơi vẫn luôn được xưng tụng là “vùng đất Tây Đô”, được xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Căn nhà cổ này là một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, có giá trị lớn trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của người dân đồng bằng sông Cửu Long thời kì giao thoa giữa hai thế kỉ. Kiến trúc độc đáo Khác với những căn nhà khác mang đậm âm hưởng của kiến trúc miền Tây, nhà cổ Bình Thủy là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây mang hơi hướng lối kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp. Căn nhà năm gian với rào bao quanh cùng cổng bằng sắt với họa tiết theo kiểu dinh thự Pháp, hàng loạt các họa tiết trang trí hình cá vàng, kì lân hay hoa, lá bằng xi măng trên bờ nóc và đầu hồi. Điểm độc đáo hút mắt những người khách đến xem khi lần đầu về đây là ở 4 lối cầu thang cánh cung nối từ sân vào nhà chính cùng hệ thống một loạt cửa sổ, đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà. Từng cột trụ bằng lim cho đến cách bài trí các phòng, nội thất đều được gia chủ vô cùng lưu ý để đảm bảo luật đối xứng. Toàn bộ gạch lát nền đều được vận chuyển trực tiếp từ Pháp về.

  • Freebird Cánh chim tự do

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Đình Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc. Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên". Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

  • Tuong Nguyen

Đình Bình Thuỷ là một kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử cấp quốc gia, xây năm 1844 còn có tên Long Tuyền Cổ Miếu, được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh năm 1852 đến 1910 được dựng lại hoàn toàn hình vuông có ba mái chồng lên nhau theo kiểu “ thượng lầu hạ hiên” trong rất bề thế. Đình thờ thần hoàng của làng và các tiền hiền hậu hiền và các danh nhân có công với nước như Bùi Hữu Nghĩa, Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực... Ngoài ra, đình còn thờ Ngũ vị nương nương gồm: Lê Triều Hoàng hậu 1 bà, Lê Triều Công chúa 2 bà và Nguyễn Triều Công chúa 2 bà. Đã có lần đình đã dời đi chỗ khác, năm 1910 dời về như bây giờ. Năm 1946, Pháp đóng quân ở đây nên sắc thần dời về chùa Nam Nhã cho tới 1955 mới rước trở lại. Đình còn thờ 2 thần hổ, theo truyền thuyết địa phương liên quan đến chuyện xây đình, lễ vật thường là miếng thịt heo sống. Bình Thuỷ có nghĩa là nước yên sóng lặng, theo truyền thuyết thì tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đã đặt như vậy khi ông timd được khúc sông ẩn náo khi ông gặp cuồng phong. (Nguồn Mêkong ký sự đĩa 19 - tập 81) Mỹ Tho 28.03.2018

  • Toàn Quốc

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, Đình Bình Thủy còn nổi tiếng là di tích lịch sử quan trọng. Trong quá khứ, đình đã từng là nơi sinh hoạt tinh thần của dân làng vào những ngày lễ hội truyền thống. Đến ngày nay, nơi này vẫn giữ được truyền thống và sự linh thiêng của mình, thu hút nhiều du khách và người dân địa phương. Năm 1989, đình Bình Thủy được công nhận là Di tích Quốc gia. Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy mỗi năm đáo lệ 2 lần là Thượng điền diễn ra 3 ngày từ 12 đến 14 tháng 4 âm lịch và Hạ điền vào hai ngày 14 và 15 tháng chạp, chuẩn bị đón năm mới. Nhằm cầu an, cúng tế cũng như rước thần. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn người khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang). Năm 2018, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vào tự do. Không bán vé. Có nơi đậu xe thông thoáng , trang nghiêm
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không

  • Hoang Khanh Nguyen

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, Đình Bình Thủy còn nổi tiếng là di tích lịch sử quan trọng. Trong quá khứ, đình đã từng là nơi sinh hoạt tinh thần của dân làng vào những ngày lễ hội truyền thống. Đến ngày nay, nơi này vẫn giữ được truyền thống và sự linh thiêng của mình, thu hút nhiều du khách và người dân địa phương. Năm 1989, đình Bình Thủy được công nhận là Di tích Quốc gia. Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy mỗi năm đáo lệ 2 lần là Thượng điền diễn ra 3 ngày từ 12 đến 14 tháng 4 âm lịch và Hạ điền vào hai ngày 14 và 15 tháng chạp, chuẩn bị đón năm mới. Nhằm cầu an, cúng tế cũng như rước thần. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn người khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang). Năm 2018, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vào tự do. Không bán vé.
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không

  • Nguyễn Duy Anh

Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc. Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên". Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế

  • Quan Lu Phuc

Đình có bố cục 5 gian điện thờ và 2 hành lang hai bên, mỗi cạnh bên của đình đều có sáu hàng cột, mái ngói và tường được chạm trổ rất tinh tế. Tiền điện là thờ các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Chánh, ngoài ra còn có bàn thờ ngũ vị Nương Nương. Chánh điện thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, vị thần đứng sau là Đinh Công Chánh, người đã có công đóng góp công sức cho địa phương nên được dân phong làm Hậu thần. Dọc hai bên chính điện là bàn thờ Hương Chức Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền Hậu Hiền. Hậu điện thờ Hậu Thần ở giữa, Hữu Ban và Tả Ban ở hai bên. Trước đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước. Tham quan đình vào dịp 14, 15 tháng 4 hoặc tháng 12 âm lịch sẽ được tham dự lễ hội Thượng Điền hoặc Hạ Điền rất đông vui.

  • Anh Thư Trần

Đình Bình Thủy (tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu) là ngôi đình thờ thân tại Cần Thơ có giá trị về nghệ thuật truyền thống của người Việt tại Cần Thơ trong quá trình khai hoang vùng đất miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt, đình là nơi lưu giữ nhiều bản sắc tín ngưỡng thần đa dạng cùng nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong cuộc sống hàng ngày. Dưa theo ghi chép trên bia đá cùng tài liệu đang được lưu giữ tại đình: “Đình Bình Thủy được xây dựng vào năm Giáp Thìn (1884) tại trước con kênh Bình Thủy của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang (nay là phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ). Ban đầu xây dựng, đình chỉ được dựng bằng vách đất, tre gỗ và lợp mái lá để thờ thần hoàng cùng các vị thần thánh nhằm cầu mong bình yên và mưa thuận gió hòa

  • Huynh Hieu Travel

Kiến trúc của đình Bình Thủy mang nét ảnh hưởng người Hoa. Kiến trúc mái ngói âm dương và các thiết kế khá giống chùa Nam Nhã, nhà cổ Bình Thủy. Trên mái có khá nhiều kiến trúc khắc họa như ông Nhật, bà Nguyệt, hình tượng lưỡng long tranh châu. - Diện tích 4000m2. Lịch sử khoảng 180 năm. - Đình Bình Thủy là nơi thờ phụng nhiều vị thần hoàng xưa. Ngoài thờ bổn cảnh thần hoàng thì bên trong còn thờ hổ thần. Bên trong còn có thờ một số anh hùng yêu nước ngày trước: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Duy Tập, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh,… - Giá vé: Miễn phí, nhưng bạn tốn 5k gửi xe máy.

  • Phú Lý thiện

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ Đình Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Đình nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác: Mặt Bắc cách bờ sông Hậu khoảng 200 m, mặt Đông là bờ con rạch Bình Thủy, còn mặt Nam sát đường Lê Hồng Phong. Từ trung tâm Thành phố Cần Thơ, nếu đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách mạng tháng támvà Lê Hồng Phong 5 km là tới đình Bình Thủy

  • Hoàng Huy Đặng

Đền Bình Thủy nổi tiếng với những nét chạm khắc tinh xảo trên các bức hoành phi, liễn đối,... Những họa tiết trang trí trên đền mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt Nam, thể hiện mong ước của người dân về một cuộc sống bình an, no đủ. Đền Bình Thủy là một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đến với đền, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, mà còn được tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người dân miền Tây Nam Bộ.
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi

  • Kĩ Sư Ngốc

Đình Bình Thủy là khu di tích lịch sử có từ rất xa xưa từ thời cha ông lập đất...và trải qua hàng trăm năm đã có sự thay đổi cũng như tu sửa lại khá nhiều! Từ nhỏ mình đã có dịp thường xuyên đến đây! Mỗi năm đều có 2 lễ hội là Thượng Điền và Hạ Điền để người dân có thể đến đây cúng bái và nhớ về côn nguồn lập đình! Tuy nhiên vì sự phát triển quá nhanh của thành thị nên mình thấy những ngày này đã vắng đi hơn rất nhiều và cũng mờ dần những bản sắc xa xưa mà trong kí ức mình ko thể quên!

  • Trần Xuân Thành

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu thờ thành hoàng vùng Bình Thủy, Trầm Hương công chúa và Huệ Cơ công chúa và anh hùng có công với nước như Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập... Từ khi xây dựng năm 1844 đến nay Đình đã trải qua nhiều lần trùng tu. Đình rất có giá trị về kiến trúc nghệ thuật của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam bộ. Hội Đình Bình Thủy 12 - 14/4 âm lịch được xem là một trong những lễ hội lớn của Miền Tây.

  • Hải Lê Trường

Long Tuyền Cổ Miếu (tức Đình Bình Thủy) được vua Tự Đức năm thứ 5 sắc phong "BỔN CẢNH THÀNH HOÀNG" ngày 29/11/1892. Ngôi đền hiện tại được xây từ năm 1909, là một trong những ngôi đình lâu đời nhất của Nam Bộ, còn giữ được nguyên vẹn đến ngày nay. Ngày 05/9/1989, Bộ VHTT đã quyết định công nhận đây là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật. Hằng năm tại Đình Bình Thủy có 2 Lễ lớn, Lễ Thượng Điền vào các ngày 12-13-14 tháng Tư (AL) và Lễ Hạ Điền vào 14 Tháng Chạp (AL).

  • Viet Nga Nguyen

Đình tỏa ra khí chất nghiêm trang, cổ kính, thờ thần và các Anh hùng dân tộc. Gắn liền với nhiều điển tích cổ xưa. Lễ Kỳ yên hàng năm luôn tổ chức theo đúng lễ nghi truyền thống, được nhân dân tôn kính dân lễ vật là huê lợi ngon, tốt nhất trong vùng. Luôn có các cuộc thi bơi thuyền và các trò chơi dân gian, kết trái cây nghệ thuật, hội lân sư rồng, hát tuồng cải lương về các tích xưa, ... Rất thú vị

  • MINH MAI

Một Địa Điểm Tâm Linh cũng như là một khu di tích lịch sử gắn liền với công cuộc cách mạng tìm đường cứu nước của những anh hùng Việt Nam , được xây dựng từ 1844 và được vua tự đức ban Sắc Thần 1852 trở thành một trong những ngôi đình linh thiêng của Việt Nam thờ phụng những Vị Thần Thánh anh Hùng mang đậm chất Việt Nam , xứng đáng là một địa điểm du lịch tham quan cho khách du lịch cũng như là một địa điểm xứng đáng được bảo tồn cho các thế hệ sau

  • Lắk Tourguide Toàn

Mình tiện đường từ nhà cổ Bình Thủy ghé qua đây, Đình nằm ở bờ Bắc của cửa sông Bình Thủy đổ ra sông Hậu, đối diện là chùa Nam Nhã Đình có kiến trúc rất cổ, vị trí cực kì quan trọng Hiện không có thu vé ở đây, chỉ thu tiền giữ xe thôi. Ai muốn tìm hiểu thêm có thể ghé ngang đây nhé!
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không

  • TOP NCS

Về mặt tâm linh thì mình không bàn đến, nhưng nhìn nhận thực tế thì không có gì đặc sắc, không gian tôn giáo mà có người sinh sống thì không hay lắm, khung cảnh thiên nhiên thì bình thường như mọi nơi làng quê Việt Nam .mình không ấn tượng lắm nơi này.

  • LAI LY

Địa điểm lâu đời, cách trung tâm Cần Thơ ko xa, cổng đình cao màu đỏ, không gian cổ kính , cùng khoảng sân rộng, lẻn lỏi qua cây cầu ta sẽ nhìn ra bờ sông tĩnh lặng.
Đã đến vào
Cuối tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không

  • Trung Nguyễn Quốc

Một địa danh tâm linh, các ngày vía thường khá đông người, có thể ghé để xin 1 lá sâm vận hạn cho cả năm, chú ý chỉ mang tính minh họa không nên quá tin dầu gì mọi việc do mình làm mà nên nhé, chú ý mặc đồ cho gọn gàng và phù hợp ở nơi linh thiêng ạ

  • mỹ dung nguyễn

Đình Bình Thủy hay còn gọi là Long Tuyền Cổ Miếu, đây là một di tích cấp quốc gia, sẽ là một điểm đến thường xuyên cho những ai yêu thích hoặc chuyên nghiên cứu về kiến trúc nghệ thuật dân tộc ở các vùng, miền của nước ta, bởi đây là một … Thêm

  • Ngoc Travel- Địa Điểm du lịch

Nhà cổ Vườn Lan đình Bình Thuỷ ở Cần Thơ Đây là bối cảnh của các phim như Người Tình hay Người Đẹp Tây Đô...hoặc cổ tích Cây tre trăm đốt Chụp ngoài sảnh thì ko mất phí Vào nhà tham quan chụp ảnh thì 15k/người có bao gồm thuyết minh nha cả nhà

  • Phúc Phạm Văn

Một di tích lịch sử lâu năm, được gìn giữ báo quản thật tốt bởi những người dân địa phương. Quang cảnh thoáng đãng đẹp đẽ, bên trong bày trí thờ phụng trang nghiêm. Khách đến viếng cảm thấy an yên trong không gian ấm áp huyền diệu.

  • Cùng Sugar / With Me

Đình Bình Thuỷ là một Đình thần tại Thành phố Cần Thơ, đây là một trong những ngôi đình cổ nhất Nam bộ, được xây dựng vào năm 1784. Đây là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng khi đặt chân đến thành phố Cần Thơ.

  • nguyen en

Du lịch tâm linh, sau đó đi bộ qua chợ Bình Thủy để tham quan nhà cổ Bình Thủy. Một địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Cần Thơ
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không rõ

  • Bình Quang

Đình Bình Thủy được xây dựng ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đình Bình Thủylà một công trình tín ngưỡng có không gian kiến trúc độc đáo bậc nhất của Cần Thơ cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long.

  • Duc Pham

Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc ở miền tây Nam Bộ, vùng đất mới khai phá với những mảng chạm, những họa tiết trang trí, khắc gỗ rất tinh tế và sinh động mang nhiều nét kiến trúc dân tộc.

  • khacduy dinh

Đình Bình Thủy hay gọi là Long Tuyền Cổ Miếu .một ngôi cổ miếu nằm ngay chân cầu bình thủy thành phố cần thơ.Là 1 nơi các bạn nên đến để thắp nhang thành kính hướng về nguồn cội .Nhất là những ngày lễ, tết.

  • Hoàng Ninh Nguyễn

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ.

  • tien1981 ng

Theo cảm nhận riêng của mình, đình Thủy Bình có khuôn viên khá rộng so với những đình ở Miền Tây mình đã từng ghé quá. Đình rất cổ kính, nhưng được dọn dẹp chăm sóc kỹ lưỡng nên rất sạch sẽ, gọn gàng.

  • Thiên Lâm Việt Mix

Đình Bình Thủy Thành phố Cần Thơ có từ lâu đời, duy tích lịch sử Đình Bình Thủy Có nhiều khác vu lịch đi tham quan. Phong cách đẹp , có ai qua ngang cần Thơ , nhớ ghé xem phong cách nơi này nhé.

  • Quang Đồng

Đình Bình Thụy là nơi cổ kính và được thiết kế rất nông thôn. Đây là ngồi đền lớn và linh thiêng bậc nhất ở Cần Thơ. Đền nằm trong nội thành nên thường được du khách tham quan lui tới.

  • Lan Anh Nguyễn

This is a sacred place for everyone. It might far from the city centre. It can be closed on some big national holiday. The vibe is absolutely peaceful. Highly recommend this.

  • Peace Nguyen

Một điểm tham quan thật cổ kính, đẹp và ấn tượng. Căn nhà cổ thật hoàn hảo về vị trí, bố cục và phong thủy trong xây dựng, nghệ thuật chạm khắc, chất liệu chế tác....

  • Tùng Vlog Cao

Cao Tùng vlog đã quay video và chia sẻ về lễ hội kỳ yên đình bình thủy, một lễ hội cần được duy trì lâu dài một điểm đặc trưng về lễ hội miền tây không nơi nào có

  • Quế Trân Nguyễn Phạm

Lễ hội này kja ng rất đôg Cúg kiến rất nhìu thấp nhan kug nhìu Hôm nay đi ngay dịp lễ ngta cúg heo quay và đãi ăn tại đình rất nhìu thức ăn kug … Thêm

  • Điệp Nguyễn Ngọc

Đây là một di tích với bề dày lịch sử lâu đời
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không

  • Hiền Nguyễn

Đây là địa điểm được công nhận di tích lịch sử quốc gia. Khuôn viên không quá rộng nhưng là một trong những điểm đáng tham quan khi đến Cần Thơ

  • Pan Pan (Pan)

Ngôi đền lớn và rất đẹp nằm bên cạnh sông. Cách bến Ninh Kiều tầm 40k vnd tiền Grab. Từ đây có thể đi bộ qua chùa Nam Nhã và Nhà Cổ Cần Thơ.

  • Ocean Easyrider Tour Vietnam

Một trong những công trình kiến trúc cổ nhất Cần Thơ. Đình Bình Thủy là nơi nên phải đến một lần đến với thủ phủ đồng bằng Sông Cửu Long.

  • Nguyễn Thành

Sân đình rộng rãi,gần sông mát mẻ
Đã đến vào
Ngày trong tuần
Thời gian đợi
Không cần đợi
Nên đặt vé trước
Không

  • Tú Đoàn

Đình cổ đã được xây dựng trên 100 năm, bên trong bố trí khá đặc biệt, nhiều gian thờ, bàn thờ nối tiếp nhau trong không gian chung.

  • Dũng Hoàng

Điểm tham quan đầy không khí Tâm linh, tưởng nhớ và biết ơn các vị tiền bối anh hùng đã có công khai phá và gìn giữ giang sơn này.

  • Hải Lương

Đây là ngôi đình cổ và cũng là biểu tượng lịch sử văn hoá của TP Cần Thơ, nếu có thể bạn hãy trải nghiệm sẽ thực tế hơn Chào bạn

  • Lập Đồng

Nơi được xếp hạng di tích quốc gia,cảnh đẹp, trang nghiêm....thích hợp cho thăm quan,sinh hoạt cộng đồng,chụp ảnh lưu niệm.

  • DUONG QUA

Đình có tuổi thọ trước thời Pháp thuộc với kiến trúc cổ và còn lưu giữ nhiều vật phẩm tín ngưỡng về tâm linh có giá trị.

  • Tiến Hđ

Cổ, đẹp, thờ thánh nhân và các bậc anh hùng giải phóng dân tộc việt nam Lo thắp hương và tham quan mà quên chụp hình

  • Nhật Trường Nguyễn

Đình Bình Thủy có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Đình là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng.

  • Đình KHÁNH

Rộng rãi giao thông thuận tiện có bãi đỗ dành cho ô tô. có bảo vệ và hướng dẫn.an tâm khi du khách đến đây...

  • Hồng Thạnh Sử

Di tích lịch sử quốc gia, một năm có 2 lễ hội lớn Kỳ yên thượng điền rằm tháng 4 và hạ điền rằm tháng chạp.

  • Hoàng Hà Cao

Nếu các bạn tìm kiếm nơi đình thanh bình thì có thể đến đây nhé, nằm ngay cạnh sông lẳng lẳng chạy. Thơ lắm

  • Như Huynh

Kiến trúc cổ đặc sắc, đạm chất miền tây, phù hợp với những du khách thích tìm hiểu về văn hóa miền tây

  • hiền nguyễn minh

Đây là khu di tích cấp quốc gia, ai đến cần thơ nhớ ghé thăm đình bình thủy nằm ngay cầu bình thủy

  • Hưng Trần

Đình nhỏ nhưng màu sơn rất cổ và đẹp, như kiểu kinh thành Huế, chụp ảnh buổi trưa sẽ rất nổi bật

  • Minh Hiền Nguyễn

Đình bình thủy là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ai đến cần thơ ghé tham quan 1 lần cho biết

  • Lê Tấn Hùng Camera

Nơi này vị trí thấp, gần sông Bình Thủy, khi thủy triều lên, Đình sẽ bị ngập trước lối vào.

  • Trọng Phan

Rộng rải, thoáng mát, đẹp. Có giá trị lịch sử. Ngày lễ cúng đình rất lớn và đông người.

  • Duc Nguyen

Đình thần Thành Hoàng. Có lịch sử lâu đời. có 2 lễ lớn rằm tháng 4 và rằm tháng Chạp

  • Ma Bư Gòm

Nơi linh thiêng của các tiên hiền a hùng dân tộc được bà con đời đời tưởng nhớ

  • Nam Hoang

Đình rất đẹp, cổ kính. Vị trí cạnh sông Hậu nên lúc nào cũng mát và yên bình.

  • Hoàng Vũ Đoàn Trần

Những ngôi đình, miếu của làng quê là nét văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam

  • Tuan Hoang

Nơi tôn nghiêm và tâm linh bật nhất miền tây nói chung và Cần Thơ nói riêng

  • Hon Chau Hoang

Cổ kính, tiền nhân để lại công trình kiến trúc độc đáo thật đáng khâm phục

  • Thanh Hoài Nguyễn

Nơi trang nghiêm, Có không khí yên bình bên cạnh sông Bình Thuỷ

  • Perfume Nguyen

Cổ kính...trang nghiêm, thành tâm lễ bái...là bồi phúc gia....

  • Quỳnh Trần

Di tích lịch sử mà bạn nên ghé thăm nhất khi đến với miền tây.

  • Chanh Nguyen

Thầy Tùng dạy lái xe dể học, dể hiểu, rất nhẹ nhàn, rất ok

  • Tài Dương

Ngôi đình rất cổ kính. Đậm nét kiến trúc văn hóa nam bộ

  • Trí Nguyễn

Đình quá đông người đến để cầu nguyện và tham quan

  • Lam Hoang Gia

Ký ức một thời, quay trở lại sau 10 năm. 2013-2023

  • Trúc Ly

Rất đẹp một nơi linh thiêng và có nhiều cảnh đẹp

  • Buu Lang Nguyen

Địa danh di tích lịch sử quốc gia lâu đời nhất

  • hung Nguyen viet

Đình thần Bình Thủy, điểm tâm linh tại Cần Thơ

  • Huy Trung

Đình với kiến trúc cổ xưa, quy mô đình khá lớn

  • Tran Huu Tien

Đình nơi lưu giữ giá trị văn hoá tín ngưỡng

  • Pham Oanh

Đình cổ kính bên sông, phong cảnh yên tĩnh

  • Phạm Hoài Nhân

Đẹp, trang nghiêm. Có giá trị lịch sử.

  • Hoà Nguyễn

Một buổi lễ Kỳ Yên hằng năm tại Đình

  • thế vy đỗ

Đình có nhiều hoạt động rất hay

  • Phu Si Lam

Di tích đã được xếp hạng .

  • Khương Duy

Kiến trúc xưa. Rất đẹp

  • Phương Thảo Văn

Linh thiêng và cổ kính

  • Thái Nguyễn

Khá đông đúc vui vẻ

  • Tuan Nguyen

Ko có gì chơi

  • HAO TRAN

Đình rất đẹp

  • SÁNG NGUYỄN LÊ

Cổ Kính

Similar places

My Khanh Tourist Village

3918 reviews

335 Ấp Mỹ Nhơn, Mỹ Khánh, Phong Điền, Cần Thơ 94807, Vietnam

Chợ nổi

1876 reviews

103 ĐT923, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ, Vietnam

Khu Du Lịch Sinh Thái Ông Đề

1244 reviews

Mỹ Khánh, Phong Điền, Cần Thơ, Vietnam

Can Tho Market

1092 reviews

Market, Đường Hai Bà Trưng, Street, Ninh Kiều, Cần Thơ, Vietnam

Chợ Cần Thơ

1085 reviews

Market, Đường Hai Bà Trưng, Street, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam

Binh Thuy ancient house

1030 reviews

144 Đ. Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thuỷ, Bình Thủy, Cần Thơ, Vietnam

Chùa Ông

816 reviews

32 Đường Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ, Vietnam

Vườn cò Bằng Lăng

618 reviews

7GJ4+J66, Thuận An, Thốt Nốt, Cần Thơ, Việt Nam

Munirensay Khmer Buddhist Temple

318 reviews

2QMM+CH7, 36 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ, Vietnam

Du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến

264 reviews

Đ. Nguyễn Văn Cừ, ấp nhơn, Phong Điền, Cần Thơ 94806, Vietnam